Khảo chứng Xi_Vưu

Thời đại Thượng cổ

Xi Vưu cùng Viêm Đế

Xi Vưu và Viêm Đế có quan hệ phức tạp, các thuyết có sự khác biệt. Có một loại quan điểm nhận định Xi Vưu có khả năng từng thần thuộc Viêm Đế hoặc từng gia nhập và liên minh bộ lạc mà Viêm Đế làm thủ lĩnh.[28] nhưng sau đó giữa Xi Vưu và Viêm Đế đã phát sinh xung đột gay gắt, và kết quả là Viêm Đế đại bại.[15]

Một số nhà sử học mà đại diện là Hạ Tằng Hựu (夏曾祐), Đinh Sơn (丁山), Lã Tư Miễn (吕思勉) thì nhận định rằng Xi Vưu là Viêm Đế. Họ chủ yếu căn cứ theo ghi chép về Trác Thủy trong Thủy Kinh Chú (水经注)[29] đưa ra nhận định rằng nơi giao chiến giữa Xi Vưu và Hoàng Đế (ở Trác Lộc) và nơi giao chiến giữa Viêm Đế và Hoàng Đế (ở Phản Tuyền) thực ra là một nơi, hai trận chiến thực ra chỉ là một, biểu hiện của Xi Vưu và Viêm Đế cũng tương đồng.[30][31][32] Thêm vào đó, Xi Vưu và Viêm Đế đều lấy ngưu làm vật tổ.[33][34]

Cũng có quan điểm rằng Xi Vưu xuất hiện sau Viêm Đế.[35][36][37] Hai người này cùng thuộc một bộ tộc, đều là tước hiệu thủ lĩnh hoặc là thủ lĩnh của bộ tộc đó. Sau khi Hoàng Đế đánh bại bộ tộc Viêm Đế, bộ tộc Xi Vưu hoạt động với tư cách là hậu thế, vì muốn báo thù nên đã giao chiến với Hoàng Đế trong đại chiến Trác Lộc, sau khi chiến bại, thủ lĩnh bị bắt giết, một bộ phận tộc nhân quy thuận Hoàng Đế.[38]

Xi Vưu với Hoàng Đế

Trong một thời gian dài, tư tưởng Nho giáo là chủ lưu trong xã hội Trung Quốc, trước sau như một đều nhấn mạnh quan niệm "chính thống", sử gia lại có truyền thống "thắng làm vua, thua làm giặc". Việc Hoàng Đế chiến thắng Xi Vưu dần được mô tả là chiến tranh giữa chính nghĩa và tà ác, chẳng hạn như trong "Sử ký-Ngũ Đế bản kỉ", lưu truyền sâu rộng.

Trong các tư liệu văn hiến phi Nho giáo như "Dật Chu thư", "Sơn Hải kinh", sự kiện Xi Vưu giao chiến với Hoàng Đế được miêu tả tương đối khách quan.[15][16] Trong kinh điển Trang tử của Đạo giáo, mượn lời của Đạo Chích mà bày tỏ đồng tình với Xi Vưu và khiển trách Hoàng Đế.[39]

Thêm vào đó, Xi Vưu và Hoàng Đế ngoài quan hệ đối địch ra, còn có thể đã có quan hệ thần thuộc. Hoàng Đế từng sai khiến Xi Vưu làm chủ quản việc luyện kim, phụ tá Thiếu Hạo.[40] Thời Xuân Thu, danh tướng nước TềQuản Trọng thì cho rằng Xi Vưu là người đứng đầu trong "lục tướng" của Hoàng Đế, địa vị rất cao.[41] Thời Chiến Quốc, Hàn Phi cũng có các ghi chép tương tự, song mang nhiều sắc thái thần thoại hơn.[42]

Xi Vưu với Cửu Lê và Tam Miêu

Xi Vưu là thủ lĩnh của Cửu Lê (九黎), việc này có rất nhiều ghi chép và thậm chí còn có tranh luận.[43][44] Xi Vưu là đại diện cho Cửu Lê và có quan hệ với một tập đoàn bộ lạc khác là Tam Miêu (三苗). Căn cứ theo "Thượng thư" và "Quốc ngữ" cùng nhiều loại thư tịch cổ, Tam Miêu bắt nguồn từ Cửu Lê, và là hậu thế của Cửu Lê.[45][46][47] Cửu Lê chiến bại, tộc nhân lưu tán, phát triển thành Tam Miêu.[48]

Tuy nhiên, có nhiều học giả bất đồng về điều này và nhận định rằng Cửu Lê và Tam Miêu không có nguồn gốc với nhau.[49][50][51] Một cách giải thích khác là Xi Vưu là tên hiệu cộng đồng của thủ lĩnh quân sự liên minh bộ lạc, do vậy là hậu duệ của Viêm Đế, cũng là thủ lĩnh tập đoàn Lưỡng Hạo (Thái Hạo, Thiếu Hạo), cũng là quân chủ Cửu Lê, sau đó tập đoàn Tam Miêu noi theo sử dụng tước hiệu này.[3]

Xi Vưu và Đông Di

Người ngày nay thường nói Xi Vưu là thủ lĩnh Đông Di. Kỳ thực, "Đông Di" là cách xưng hô sau khi hình thành mô hình "Hoa Di ngũ phương" thời Thương Chu, cách xa thời đại của Xi Vưu, hoặc nói Đông Di là hậu duệ của Xi Vưu, điều này có vẻ thích hợp hơn.[52]

Dân tộc hậu thế

Căn cứ theo một số sử thi, ca dao, truyền thuyết của người Miêu, Xi Vưu là đại tổ thần của tộc người này, có địa vị hết sức cao quý. Một số học giả, đặc biệt là học giả người Miêu đề xuất rằng, tổ tiên của người Miêu vào thời thượng cổ ban đầu cư trú tại lưu vực Hoàng Hà, do bị tộc Hoa Hạ đánh bại, bị buộc phải thiên di đến khu vực Quý Châu, tây bộ tỉnh Hồ Nam và tây nam bộ tỉnh Hồ Bắc ngày nay.[38][53]

Sau khi Xi Vưu bại trận, một bộ phận tộc nhân dung hợp vào tập đoàn Viêm Hoàng, do đó trở thành một bộ phận của tộc Hoa Hạ, cũng là tổ tiên của người Hán ngày nay. Một số họ của người Hán có khả năng có liên hệ với Xi Vưu, như Trâu[54], Đồ (屠)[54], (黎)[55], Xi (蚩).[56]

Căn cứ theo "Hậu Hán thư-Tây Khương truyện", một bộ phận tộc nhân Tam Miêu đã di chuyển về hướng tây.[57] Do vậy nếu thừa nhận Xi Vưu và Tam Miêu (三苗) có quan hệ thì Xi Vưu chính xác là tổ tiên của người Hmong.

Phân chi Đông Bắc Di của Đông Di có thể có khả năng có quan hệ với Phù Dư và có thể là cả Cao Câu Ly.[52] Năm 1979, tại Hàn Quốc xuất hiện một quyển sách lịch sử gây tranh cãi là Hoàn Đàn cổ ký (桓檀古記, 환단고기), trong đó Xi Vưu được xem là Từ Ô Chi Hoàn Hùng (慈烏支桓雄, 자오지 환웅), đại quân chủ thứ 14 của Bột Đạt Quốc (倍達國, 배달국) trên bán đảo Triều Tiên.

Liên quan